Sự đón nhận Vượt_ngục_(phim_truyền_hình)

Thứ hạng và ý kiến của giới phê bình

Bảng xếp hạng sau đây dựa trên tổng số người xem trung bình mỗi tập phim do Nielsen Media Research ghi nhận. Thời gian ghi nhận bắt đầu từ cuối tháng chín (thời điểm bắt đầu phát sóng mỗi phần ở Mỹ) và kết thúc vào tháng 5 năm sau.

PhầnThời gian phát sóngGiờ phát sóngThứ hạngSố lượng người xem trung bình (triệu người)
12005–2006Thứ hai 8:00 tối#559,2
22006–2007Thứ hai 8:00 tối#519,3
32007–2008Thứ hai 8:00 tối#738,2
42008–2009Thứ hai 8:00 tối#686,1

Chiếu lại vào năm 2010 trên kênh VTV3 vào lúc 22h15' hàng tuần từ thứ 2 - 6 cuối tháng 4 đến hết tháng 7.

Bộ phim khời chiếu ngày 29 tháng 8 năm 2005 và thu hút khoảng 10,5 triệu khán giả. Sự khởi đầu thuận lợi đã đem lại cho bộ phim nhiều lời nhận xét tích cực. Theo tờ The New York Times, Vượt ngục "hấp dẫn hơn nhiều so với hầu hết các bộ phim truyền hình khác, và chắc chắn là một trong những bộ phim độc đáo nhất", đồng thời khen ngợi bộ phim đã tạo ra một cốt truyện "hồi hộp gay cấn" và "vô cùng chân thực". Gillian Flynn của tờ Entertainment Weekly tuyên bố Vượt ngục làm một trong những bộ phim hay nhất năm 2005 cũng như không có lời thoại thừa..Do sự thành công về thứ hạng, Fox quyết định kéo dài Vượt ngục thêm chín tập, biến "Vượt ngục" trở thành bộ phim đầu tiên trong giai đoạn 2005-2006 được sản xuất đầy đủ 22 tập. Số người xem trung bình của phần một là 9,2 triệu người.

Phân loại

Dựa vào nội dung và bối cảnh, Vượt Ngục nhắm đến đối tượng khán giả từ 18–34 tuổi. Bộ phim chứa nhiều nội dung không phù hợp như bạo lực, ngôn ngữ thô tục cũng như đề cập đến tình dục và ma túy. Bộ phim được xếp loại TV-14 tại MỹCanada. Vượt ngục bị kiểm duyệt ở mức MA15+ÚcNew Zealand, A+18Chile, PGHong Kong, 18PLMalaysia, 12Hà Lan, PG13VNam Phi, 15Anh khi phát hành DVD, và PSCộng hòa Ireland. Tại Pháp, Hội đồng khảo sát lĩnh vực nghe nhìn cũng than phiền về mức độ bạo lực ở một số tập vượt quá mức cho phép.

Các đề cử và giài thưởng

Cáo buộc vi phạm bản quyền

Ngày 24 tháng 10 năm 2006, hãng thông tấn Associated Press đưa tin Donald và Robert Hughes đã đệ đơn kiện hãng Fox và nhà sáng lập kiêm giám đốc sản xuất của bộ phim, Paul Scheuring về tội vi phạm bản quyền, gây ra những thiệt hai chưa xác định và các chi phí khác. Họ khẳng định vào năm 2001, họ đã gửi cho Fox bản thảo ý tưởng dựa trên câu chuyện có thực của chính họ về một cuộc vượt ngục tại trại trẻ vị thành niên. Trong thập niên 1960, Donald Hughes đã thực hiện thành công một vụ vượt ngục giải cứu em trai mình, Robert Hughes, một người bị buộc tội oan.